NỘI DUNG
Máy trợ thính loại nào tốt? mua máy trợ thính ở đâu? máy trợ thính giá bao nhiêu là điều mà nhiều người hiện nay rất quan tâm. Bởi việc nghe kém sẽ dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp, khó hòa nhập với cộng đồng.
Trên thị trường có rất nhiều hãng với nhiều loại máy khác nhau, vậy làm sao để trang bị cho mình kiến thức để mua máy trợ thính phù hợp với nhu cầu sử dụng và hiệu quả cao?
Xuất phát từ những thắc mắc đó, hoangclick quyết định viết bài này để giúp bạn tháo gỡ những điều trên một cách chi tiết nhất, nào mình cùng đi tiếp về khiếm thính là gì nhé?
Khiếm thính là gì?
- Khiếm thính là sự suy giảm thính lực do bẩm sinh hoặc do tác động từ bên trong hoặc bên ngoài vào hệ thống thính giác.
- Bẩm sinh là do di truyền, do bà mẹ khi mang thai bị bệnh nào đó và uống thuốc và loại thuốc đó có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thính giác của bé.
- Tác động bên trong là do khi mà mình đi chữa bệnh và uống loại thuốc kháng bệnh mạnh mẽ nhưng nó lại vô tình làm tổn thương đến thần kinh thính giác dẫn đến suy giảm thính lực một cách nhanh chóng.
- Tác động bên ngoài là do tai bị một vật tác động vào trong ống tai, chẳng hạn như việc lấy ráy tai không cẩn thận cũng dễ gây ra thủng màng nhĩ, xoi tai quá nhiều cũng làm thủng màng nhĩ. Tác động thứ 2 là do môi trường làm việc, làm việc trong môi trường quá ồn mà không có thiết bị bảo vệ cho tai thì cũng dẫn đến suy giảm thính lực.
- Còn một nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực đó là do tuổi già, hay còn gọi là lão thính, trong môi trường sống hiện nay thì tỷ lệ người bị lão thính đang tăng dần lên.
Vậy có cần phải sử dụng máy trợ thính không?
Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để tự đánh giá mức độ thính lực của bạn.
- Bạn có thường xuyên nói lớn tiếng không hay có NHIỀU người than phiền với bạn rằng bạn hay nói to?
- Khi sử dụng Tivi, bạn có mở mức âm lượng to hơn mức bình thường mà bị người khác nhắc nhở không?
- Ở những nơi ồn ào, hay ở ngoài đường nhiều xe cộ thì bạn có gặp khó khăn khi đối thoại không?
- Bạn chỉ nghe được âm thanh lớn?
- Bạn thường nghe nhầm âm thanh này với âm thanh khác?
- Khi đối thoại bạn thường nhìn vào khẩu hình miệng của người nói không? Hoặc là bạn có gặp khó khăn khi nghe nếu không đối diện người đang đối thoại?
- Bạn khó phân biệt được âm của lời nói với tiếng ồn và các loại âm thanh khác?
- Bạn có hay yêu cầu người đối thoại lặp lại những gì họ vừa nói?
- Bạn cảm thấy khó hiểu những người đối thoại nói gì, mặc dù bạn vẫn nghe được tiếng họ nói?
- Bạn có đang làm việc trong môi trường ồn ào một cách liên tục?
NẾU bạn có từ trên 3 câu trả lời là CÓ, thì có thể thính lực của bạn đã bị giảm và bạn cần bỏ thời gian đi kiểm tra thính lực ở bệnh viện có phòng đo thính lực hoặc đến các trung tâm chuyên về thính học như EasyHear, Quang Đức, Cát Tường, Hearlife, Medel.
Nếu bạn ngại đến đo sẽ mất thêm chi phí hoặc ngại đo mà không mua máy thì sẽ không mất nhiều chi phí đâu (chỉ tầm dưới 1 vài trăm nghìn với các phép đo cơ bản hoặc cao hơn nếu phương pháp đo cầu kỳ cơn), thậm chí với các trung tâm trên nếu bạn đo thính lực để mua máy thì sẽ được miễn phí quá trình đo và tư vấn máy kể cả bạn không mua máy như ở EasyHear hoặc Quang Đức.
Tại sao người khiếm thính phải sử dụng máy trợ thính?
Với đa số trường hợp bị khiếm thính mà không chữa được bằng thuốc thì phải sử dụng một thiết bị hỗ trợ cho việc nghe đó là máy trợ thính.
Máy trợ thính giúp người khiếm thính hòa nhập cộng đồng, tăng sự tương tác, gần gũi hơn với mọi người.
Máy trợ thính giúp duy trì mức độ thính lực, làm cho thính lực không bị giảm sâu
Máy trợ thính làm giảm chứng ù tai, đau đầu.
Dựa vào thính lực đồ trên, bạn có thể hiểu về các mức độ thính lực như sau:
- Mức bình thường: từ 0 – 25dB ở trục đứng
- Mức nhẹ: từ 26 – 40dB
- Mức vừa phải: từ 41- 55dB
- Mức trung bình nặng: từ 56 – 70dB
- Mức nghiêm trọng (nặng): từ 71 – 90dB
- Mức điếc sâu: từ 91 dB trở lên
Do đó khi đo thính lực ở các trung tâm khiếm thính hoặc bệnh viện thì bạn sẽ được đo và có kết quả được đánh dấu xanh đỏ như trên, dấu nhân màu xanh là cho tai trái, dấu tròn màu đỏ là tai phải.
Đường hình chuối ở trên là vùng thính lực lời nói.
Máy trợ thính hoạt động như thế nào?
Cấu tạo máy trợ thính
Máy trợ thính có cấu tạo đơn giản với 3 thành phần chính
- Bộ micro: dùng để thu âm thanh từ bên ngoài và chuyển đến bộ khuếch đại, micro thường đặt trong vỏ máy.
- Mạch khuếch đại: dùng để khuếch đại âm thanh, xử lý âm thanh, nạp chương trình vào máy.
- Loa: sẽ truyền tín hiệu từ bộ khuếch đại vào tai người sử dụng. Với máy BTE thì thường loa đặt bên trong vỏ máy và đi qua cái hook, một số dòng RIC thì loa lại đặt trong núm tai.
- Đối với dòng máy trong tai như ITE, CIC thì toàn bộ mạch, loa và micro đều được đặt gọn trong máy.
Nguyên lý hoạt động máy trợ thính
Khi âm thanh được thu từ môi trường ngoài vào bộ micro thu âm, tùy vào từng dòng máy mà có một mic hoặc 2 mic khác nhau.
Sau đó âm thanh từ micro được chuyển đến bộ khuếch đại âm thanh, ở mạch khuếch đại này có nhiệm vụ làm tăng mức âm lượng của âm thanh lên cao hơn bình thường.
Một số dòng mày có nút tăng giảm âm lượng thì cũng được xử lý ở bộ khuếc đại này luôn. Và việc âm thanh nghe có chất lượng, có trong trẻo, có lọc bỏ được tiếng ồn nền hay không hoặc là việc xử lý các tần số nghe kém thì ở mạch khuếc đại này chịu trách nhiệm hết.
Sau khi âm thanh được xử lý thì toàn bộ âm thanh được chuyển ra loa, và ở đây tai của người sử dụng sẽ trực tiếp nhận tín hiệu từ loa.
Kích thước máy trợ thính
Máy trợ thính hiện đại có kích thước đa dạng,
Loại máy BTE (Behind The Ear): là loại máy đeo sau tai, chủ yếu dùng cho người bị mức độ trung bình đến nặng. Kích thước nhỉ nhỏ hơn hoặc bằng ngón tay cái người trưởng thành.
Máy ITE: là loại máy nhét trong tai dạng In-ear. Chỉ dùng cho người bị nhẹ đến trung bình
Máy CIC: là dòng máy trong tai nhỏ hơn cả ITE, dùng cho người bị nhẹ.
Máy IIC: là dòng máy siêu nhỏ, và nhỏ nhất trong các dòng máy trợ thính bởi nó nằm sâu và kích thước bằng một đoạn ống tai, cũng chỉ dành cho người bị ở mức độ nhe.
Việc lựa chọn kích thước máy trợ thính tốt nhất cho bạn còn tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức độ thính lực của bạn (không thể dùng máy trong tai trong khi bị nặng được).
- Sở thích của bạn, bạn muốn đeo máy trong tai hay sau tai.
- Và một số yếu tố về môi trường, lối sống của bạn.
Những điều cần biết trước khi mua máy trợ thính
Máy trợ thính hãng nào tốt?
Hiện nay các hãng đã làm máy trợ thính rất tốt với các tính năng nổi bật như chống ồn, lọc âm lời nói, chế độ nói chuyện qua điện thoại.
Việc còn lại là cảm giác khi đeo máy và có phù hợp với mục đích sử dụng nữa.
Mức độ nghe kém của tai?
Việc lựa chọn máy trợ thính tùy thuộc rất nhiều vào mức độ nghe kém của tai.
Với những người bị nhẹ thì có thể dùng máy trong tai hoặc các dòng máy có công suất nhỏ.
Với người bị trung bình nặng thì việc lựa chọn khó khăn hơn bởi vì mức độ thính lực có thể tốt lên hoặc trầm trọng hơn. Bởi nếu đã lựa chọn dòng máy công suất nhỏ thì khi thính lực trầm trọng đi thì máy khó có thể đáp ứng được, còn với trường hợp thính lực tốt lên mà khi đó đã chọn dòng công suất lớn thì âm thanh nghe ồn hơn và khó chỉnh nhỏ lại được.
Tuy nhiên với các dòng máy đắt tiền thì có thể điều chỉnh được mức công suất.
Với người bị nặng thì lựa chọn dòng máy có công suất lớn, dòng này sẽ tiêu tốn pin hơn các loại khác, và nó dùng pin 675 – pin có kích thước to nhất trong 4 loại pin sử dụng cho máy trợ thính.
Khả năng xử lý âm thanh của máy trợ thính?
Với các dòng máy không lập trình được trên máy tính thì khả năng xử lý âm thanh ở mức tạm được.
Với các dòng cao cấp hơn thì có thể xử lý âm thanh nền tốt hơn, nghe đỡ ồn hơn.
Việc xử lý âm thanh tốt hay không cũng do một phần máy hỗ trợ bao nhiêu kênh nữa, hiện nay số kênh mà máy trợ thính hỗ trợ là: 4, 6, 8, 12, 24, 32, 48 … kênh. Tuy nhiên không phải máy có số kênh càng cao càng chất lượng, quan trọng là người đeo nghe có phù hợp, có thích, có dễ chịu hay không thôi.
Tại sao lại chia ra số kênh cho máy, bởi vì tai người có thể nghe được các tần số khác nhau, từ tần số thấp đến tần số cao, khi đo khám thính lực thì người được khám sẽ test các tần số từ 250 (thấp), 500, 1000, 2000, 4000, 8000 (cao) (Hz).
Và mức độ thính lực ở các tần số của tai nghe kém là khác nhau, không đồng đều nhau, chẳng hạn như có người nghe kém ở tần số thấp nhưng lại nghe tốt ở tần số cao, thì khi đó với máy nhiều kênh sẽ chia khoảng được và điều chỉnh được riêng ở thành phần tần số nghe kém sao cho tốt lên, còn thành phần ở tần số nghe tốt rồi thì không tăng nữa để giảm tiếng ồn cho người sử dụng máy.
Điều này là một điều khá quan trọng khi mà một số máy chất lượng kém hay máy nhái thì khi khuếch đại âm thanh lên thì nó sẽ khuếch đại lên cả một loạt các tần số đó, không cần biết là mình nghe kém ở tần số nào, do đó máy không chính hãng sẽ gây khó chịu cho người sử dụng, và đôi khi còn gây phản tác dụng.
Đo khám thính lực trước khi chọn mua máy trợ thính
Đây gần như là tiêu chí bắt buộc khi mua máy trợ thính ở các cơ sở, trung tâm chuyên nghiệp.
Dựa vào kết quả chính xác của thính lực đồ, người ta mới tư vấn lựa chọn dòng máy phù hợp và tốt nhất cho bạn được. Bởi tai của mỗi người là khác nhau và mức độ nghe kém của từng tai là khác nhau.
Từ đó các tư vấn viên sẽ đưa ra các dòng máy cho các mức độ thính lực nhẹ, vừa và nặng cho bạn.
Máy trợ thính sử dụng pin gì?
Có 4 loại pin máy trợ thính phổ biến
Máy trợ thính trên thị trường hiện nay sử dụng 4 loại pin như sau, do đó khi bạn đi mua pin hoặc đi mua hộ thì cần phải hỏi kỹ rằng là mua cho máy đang sử dụng pin loại gì, hoặc tem màu gì:
- Loại pin 10: vỉ thường có màu VÀNG, hay dùng cho máy công suất nhỏ, máy trợ thính trong tai, loại này ít gặp.
- Loại pin 13: dùng cho máy công suất vừa, có màu CAM, xem giá trên Shopee.
- Loại pin 312: hay dùng cho máy trợ thính trong tai, công suất lớn hơn loại pin 10 một chút, đường kính lớn hơn pin 10 nhưng mỏng, loại pin này có tem màu NÂU, xem giá trên Shopee.
- Loại pin 675: tem có màu XANH, thường dùng cho máy trợ thính sau tai, công suất lớn, loại này hay gặp với các dòng máy trợ thính cho người già hoặc cho người có mức độ nghe kém từ trung bình nặng đến nặng.
Lưu ý: khi không sử dụng pin thì tuyệt đối KHÔNG được bóc tem ra khỏi pin, vì một khi bóc tem thì pin sẽ được kích hoạt và sẽ nhanh oxy hóa và hết pin.
Vậy mua pin chính hãng cho máy trợ thính ở đâu?
Bạn có thể mua pin máy trợ thính online cực kỳ tiện lợi mà không cần trực tiếp đến các cơ sở về thính học ở trên:
Máy trợ thính đi kèm với các loại núm tai nào?
Tùy vào mức độ thính lực, tùy vào người sử dụng máy là người lớn hay trẻ em mà tư vấn viên sẽ lựa chọn núm tai sao cho phù hợp nhất, các loại núm tai thường được dùng là:
- Núm tai mềm nguyên khung: sử dụng cho trẻ em 100%, loại núm này có kích thước to nhưng được làm bằng nhựa mềm, đeo ôm sát và khít tai nên sẽ tránh trường hợp máy công suất lớn gây ra tiếng hú, đồng thời bám tai chắc hơn nên không sợ rơi máy.
- Núm tai mềm gọn: dành cho người lớn, thanh niên, bị mức độ trung bình nặng.
- Núm tai cứng nguyên khung: loại này thường có màu trắng trong, rất đẹp nếu người làm khéo tay
- Núm tai cứng gọn: cho người bị nhẹ, trung bình nhẹ.
- Máy trong tai: loại máy này chỉ cần đeo vào và không cần làm núm tai
- Máy trong tai tùy chỉnh: là máy sẽ đổ khuôn như khi làm các loại núm trên nhưng sau đó kỹ thuật sẽ cắt gọt và đưa toàn bộ mạch, loa, mic của máy vào trong khuôn tai đó của bạn. Loại này thường có màu vàng
Nên đeo máy trợ thính một tai hay cả 2 tai?
Điều này tùy thuộc rất nhiều vào mức độ thính lực của 2 tai của bạn, và điều kiện kinh tế, chẳng hạn như:
Trường hợp một tai nghe kém trung bình nặng, còn một tai bị điếc sâu, thì sẽ ưu tiên tai nghe kém trung bình nặng, còn tai bị điếc sâu mà đeo máy không hiệu quả nữa thì sẽ không dùng cho tai đó.
Nếu bạn bị nghe kém cả 2 tai đều trên 55dB thì ưu tiên lắp cho tai nghe tốt hơn.
Trường hợp nếu sử dụng được máy cho cả 2 tai thì bạn nên đeo hai tai bởi các lý do sau:
- Đeo 2 tai sẽ giúp định hướng được âm thanh tốt hơn là 1 tai, âm thanh nghe được đồng đều từ mọi hướng.
- Đeo 2 tai giúp tai nghe ở tần số cao tốt hơn.
- Nghe tốt hơn trong môi trường ồn ào.
- Giảm chứng ù tai.
- Tăng cường chất lượng âm thanh, đeo 2 tai thì chất lượng âm thanh được cải thiện một cách tốt nhất.
- Làm hài lòng người sử dụng, mức độ hài lòng với máy trợ thính được tăng lên.
- Giảm thiểu sự suy giảm về khả năng nghe.
Máy trợ thính loại nào tốt nhất? EasyHear, Siemens, Bernafone, Widex hay Phonax?
Máy trợ thính EasyHear 5G Beamforming
EasyHear là công ty đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ 5G Beamforming vào máy trợ thính cho người lớn và trẻ em. Công nghệ này giúp đạt tỷ lệ vượt nhiễu (SNR) cao hơn hẳn so với tất cả các máy trợ thính khác, khử tiếng ồn đến 90%, giải quyết tiếng ồn gây khó chịu thường gặp lâu nay ở các máy trợ thính khác.
EasyHear là thương hiệu máy trợ thính đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng WITSA (giải thưởng uy tín bậc nhất trong ngành IT thế giới), và nhiều giải thưởng toàn cầu khác: APICTA, IAIR Award, HKFii, … được nghiên cứu, phát triển, sản xuất tại Canada và Hồng Kông. Bộ xử lý tín hiệu cực nhanh được sản xuất tại Mỹ.
- Được FDA listed (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ).
- Công suất cao – phù hợp cho mất thính lực nhẹ đến nặng, sâu.
- Công nghệ viễn thông 5G Beamforming giảm 90% tiếng ồn giúp nghe được giọng nói nguyên bản, âm thanh trung thực, rõ nét. Truyền tải âm thanh chất lượng cao, đúng thời gian thực ngay cả trong không gian rộng lớn như phòng học và hội trường, giảm thiểu độ trễ giúp tương tác liền mạch.
- Sản phẩm chính hãng, đa dạng, nhỏ gọn, sành điệu, đem lại sự tự tin – nhiều dòng máy trợ thính bao gồm loại có chức năng Bluetooth, đeo sau tai, đeo trong tai và đeo quanh cổ.
- Có chức năng giảm ù tai hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng bởi Giáo sư Bradley McPherson: 95% người dùng cải thiện thính lực, 91% âm thanh rõ nét hơn các máy trợ thính đã từng dùng của các hãng khác.
LIÊN HỆ TƯ VẤN, ĐO THÍNH LỰC & THỬ MÁY MIỄN PHÍ
Máy trợ thính Siemens
Là hãng sản xuất máy trợ thính hàng đầu thế giới có nguồn gốc từ nước Đức,
Trang chủ của họ: https://signia-hearing.com
Là một phần của tập đoàn Sivantos, với hơn 140 năm trong lĩnh vực sản xuất nghiên cứu máy trợ thính, họ có mang đến những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thính học và yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Ngoài việc sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại, Signia còn cung cấp các công cụ và ứng dụng để tăng sự tương tác của khách hàng với các cấp độ của máy trợ thính. Giúp các tư vấn khai thác triệt để các lợi ích mà máy trợ thính mang lại. Làm hài lòng người sử dụng.
Máy trợ thính Bernafone
Là công ty con của tập đoàn William Demant, đến từ Đan mạch, với bề dày hơn 100 năm phát triển trong lĩnh vực thính học như máy trợ thính, điện cực ốc tai.
Với việc có hơn hàng ngàn chuyên gia tại hơn 70 nước khác nhau, họ đã giúp cho hàng triệu người tiếp cận được với âm thanh chân thực nhất để giao tiếp tốt hơn.
Máy của Bernafon còn có các công nghệ như: tập trung vào lời nói trong các tình huống ồn ào khó khăn nhất đem lại cảm giác dễ chịu cho người nghe. Và khả năng kết nối với điện thoại di động và các thiết bị không dây khác.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.
Máy trợ thính Widex
Cũng là một công ty lớn đến từ Đan Mạch nhưng lại là một công ty gia đình và được thành lập vào 1956, do đó chất âm và các tính năng cũng có phần giống với Bernafone, nếu bạn đang nghe quen máy của Widex mà khi chuyển sang sử dụng máy của Bernafone thì cảm giác sẽ dễ chịu hơn và quen thuộc hơn so với khi chuyển sang các hãng khác.
“Khi tôi sử dụng máy trợ thính, tôi nghĩ tôi sẽ già cỗi hơn, tuy nhiên điều ngượi lại mới đúng, tôi là một luật sư và phải ra tòa thường xuyên, mỗi khi thẩm phán nói gì thì tôi phải nghiêng người và cúi về phía thẩm phán, nhưng từ khi sử dụng máy trợ thính Widex thì tôi có thể tự tin đứng thẳng như một mũi tên và nhìn thẳng vào mắt quan tòa khi anh ta nói” – đó là lời chia sẻ của một vị luật sư nổi tiếng bị nghe kém tên là Robert Cecon khi sử dụng máy trợ thính Widex.
Nhiệm vụ của họ là cung cấp các thiết bị thính học một cách tuyệt đối nhất, mang lại sự thoải mái và giao tiếp dễ dàng cho người sử dụng.
Xem thêm thông tin của họ tại đây.
Máy trợ thính Phonax
Phonax được thành lập từ 1947 tại Zurich, là nhà tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp thính học cho trẻ em, cụ thể là công cụ FM radio trong lớp học và Roger Pen.
Đi kèm với các công nghệ như kết nối điện thoại thông minh, tivi, và nhiều thiết bị không dây khác.
Với kiểu dáng đa dạng, công nghệ xử lý âm thanh vượt trội và nhiều tính năng độc đáo, máy trợ thính Phonak là giải pháp trợ thính tốt nhất phù hợp với mọi đối tượng có mức độ khiếm thính và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Máy trợ thính Beurer
Là hãng chuyên cung cấp các thiết bị y tế, sức khỏe được thành lập từ năm 1919.
Tuy không được mạnh bằng các hãng kể trên nhưng máy trợ thính Beurer có giá rẻ, tiếp cận được nhiều người và âm thanh nghe to, rõ ràng.
Xem thêm các sản phẩm máy trợ thính của Beurer tại đây
Máy trợ thính Rionet
Công ty cổ phần RION đã phát triển máy trợ thính đầu tiên tại Nhật Bản từ năm 1944. Với trên 60 năm kinh nghiệm sản xuất về máy trợ thính và các thiết bị liên quan đến thính giác, Rion đang tiếp tục cố gắng để sản xuất ra những chiếc máy trợ thính có chất lượng tốt nhất, tất cả vì sự hài lòng và tin dùng của quý khách hàng.
Máy trợ thính Starkey
Với triết lý “Nghe là sự quan tâm hàng đầu của chúng tôi”.
Được thành lập từ năm 1967 bởi William F. Austin, với một triết lý rất đơn giản “chúng ta không thể làm gì nhiều một mình, nhưng cùng nhau, chúng ta có thể thay đổi thế giới.” Chúng tôi vẫn hoạt động với triết lý đó hàng ngày, và đó là lý do tại sao mỗi một chiếc máy trợ thính Starkey được bán ra, chúng tôi đóng góp một phần vào quỹ Starkey Hearing Foundation để trao món quà âm thanh đến nhưng người khiếm thính trên khắp thế giới.
Các điểm mạnh mà máy trợ thính Starkey có được như:
- Máy trợ thính nhỏ gọn.
- Chất lượng âm thanh tốt
- Dễ dàng sử dụng và tùy chỉnh
Cho đến nay Starkey đã tặng hơn 1 triệu máy trợ thính cho các chương trình tài trợ máy trợ thính trên toàn thế giới.
Máy trợ thính giá bao nhiêu?
Giá máy trợ thính tùy thuộc vào chức năng, cấu tạo, thiết kế của từng dòng máy,
- Giá máy trợ thính từ vài trăm đến 3 triệu: là phân khúc có giá máy trợ thính tốt nhất, có một số dòng là kỹ thuật số nhưng chỉnh cơ, không gán thính lực đồ vào máy được. Nhược điểm của dòng này là đeo ồn, và không chỉnh theo sự biến đổi mức độ thính lực được
- Giá máy trợ thính từ 3.5 triệu đến 5.5 triệu: Đây mới chỉ là dòng máy trung cấp, đa số là máy kỹ thuật số NHƯNG chỉnh cơ, tức là không lập trình theo thính lực đồ được.
- Giá máy trợ thính từ 6 triệu đến 19 triệu: là những dòng máy cận cao cấp, có thể lập trình theo mức thính lực đồ được, và đeo vào êm tai hơn loại trên, do có thêm nhiều tính năng và đặc biệt là lọc bỏ tiếng ồn nền cao. Âm thanh trong trẻo và trung thực hơn.
- Giá máy trợ thính trên 19 triệu: là những dòng máy cao cấp, có nhiều tần số và nhiều kênh riêng, các bộ phận như loa mic nếu bị hỏng thì không thay thế được mà phải đổi nguyên con nếu đủ điều kiện bảo hành. Thông thường những dòng máy có giá cao thế này có bảo hành trên 3 năm.
Mua máy trợ thính ở đâu tốt?
Mua máy trợ thính thì có 2 hình thức mua, mua offline và online
1 – Mua offline thì đến các trung tâm, cơ sở cung cấp máy trợ thính như: EasyHear, Quang Đức, Cát Tường, HearLIFE hoặc các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Ở đó họ sẽ có phòng đo riêng và các dòng máy thường sẽ chất lượng hơn và giá cả cũng cao hơn.
- EasyHear có phòng đo thính lực đạt chuẩn, đo thính lực và thử máy miễn phí. Với đội ngũ bác sĩ tai mũi họng chuyên thính học từ bệnh viện Đại Học Y Dược và các kỹ thuật viên thính học nhiều năm kinh nghiệm, đã có chứng chỉ thính học. Các biện pháp đo khám chẩn đoán gồm: đo thính lực đơn âm, đo trường tự do, đo nhĩ lượng đồ, đo phản xạ cơ bàn đạp, đo phát âm ốc tai (OAE).
Chi tiết tại website: https://easyhear.com.vn/
- Quang Đức thì có các cơ sở ở khắp Việt Nam từ Hà nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM và Cần Thơ. Sản phẩm tốt, nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt chế độ chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng tốt.
2 – Mua online trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee
Tuy nhiên hoangclick vẫn khuyên các bạn mua offline thì sẽ tốt hơn, mua online dành cho trường hợp ở vùng sâu vùng xa, hạn chế về địa lý và điều kiện khách quan khác mà không đi lại được, hoặc không thể sắp xếp thời gian để đi trong khi cần máy gấp.
Máy trợ thính cho người già thì có thể mua online được, bởi giá thành rẻ, tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiện bạn mua offline thì vẫn tốt hơn vì có nhân viên chăm sóc và tư vấn rồi bảo trì máy cho bạn trong thời gian dài, giúp kéo dài thời gian sử dụng của máy hơn và quan trọng nhất đó là hiệu quả đeo máy sẽ cao hơn, nghe dễ chịu hơn.
Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng máy trợ thính
Máy trợ thính là một thiết bị điện tử, do đó cũng cần phải lưu ý một số điều sau để sử dụng máy hiệu quả hơn và kéo dài được tuổi thọ cho máy.
- Bảo trì định kỳ 3 tháng một lần, trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng bạn PHẢI đến các trung tâm, các cơ sở bán máy cho bạn để họ vệ sinh, hút ẩm, bảo trì máy cho bạn, kể cả máy không việc gì, điều này sẽ làm cho máy sạch sẽ hơn, và có vấn đề gì thì họ sẽ giải quyết khắc phục và hướng dẫn bạn tránh gặp phải vấn đề đó luôn cho việc sử dụng sau này.
- Luôn nhớ tháo pin ra khi không dùng máy, tháo hẳn pin ra khỏi máy, tránh trường hợp pin không dùng để lâu chảy nước, gây oxy hóa mạch, làm hỏng máy, lưu ý là trường hợp ẩm mốc thế này thì hãng họ sẽ từ chối bảo hành. Do đó bạn cần cực kỳ lưu ý nhé.
- Đi ngủ, đi tắm, đi dưới trời mưa thì nhớ tháo máy ra cho vào hộp hút ẩm.
- Không sử dụng máy trợ thính trong môi trường ồn quá, chẳng hạn như trong đám cưới mà nhạc xập xình, khi đó mà sử dụng máy thì sẽ rất khó chịu.
- Không tự ý tháo máy ra, tháo ốc ra, nếu có vấn đề xảy ra thì khó mà được bảo hành
- NHỚ đặt đúng chiều pin, pin máy trợ thính là pin một chiều và có cực âm, dương, bạn nhớ phải để đúng chiều nhé.
- Luôn giữ cho máy sạch sẽ, không để hơi nước, ráy tai bám vào máy, núm tai.
Máy trợ thính tốt nhất hiện nay là loại nào?
Đây là câu hỏi rất khó trả lời bởi mức độ thính lực của mỗi người là khác nhau và không có một chiếc máy nào dù có đắt tiền đi chăng nữa thì nếu đeo không phù hợp với thính lực thì cũng không ổn.
Do đó để có một chiếc máy trợ thính hay tai nghe trợ thính tốt thì phải do thính lực và lập trình thính lực đồ đó vào tai nghe, sau đó chọn đúng núm tai hay đổ vừa khuôn tai đúng kỹ thuật thì sẽ cho ra một chiếc máy trợ thính tốt.
Làm gì để tránh bị nghe kém?
Trừ trường hợp di truyền ra hoặc các tác nhân khách quan khác thì việc bảo vệ cho mình, con mình và người thân của mình khỏi việc nghe kém là điều có thể thực hiện được với các lưu ý nhỏ sau:
- Các bà mẹ lưu ý khi mang thai không nên tùy tiện uống thuốc chữa bệnh mà phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, nhiều trường hợp đáng buồn là do mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai nên trẻ sinh ra bị điếc bẩm sinh.
- Nếu phải làm việc trong môi trường ồn thì phải trang bị cho mình các phụ kiện chắn tai, hoặc yêu cầu công ty cung cấp để đảm bảo quyền lợi cho mình, tránh các tai nạn nghề nghiệp không đáng có.
- Ở nhà không nên bật Tivi ở mức âm lượng quá to, bởi khi nghe to quen rồi thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy giảm thính lực sau này, trường hợp này luôn lưu ý cho người già, bởi người già quá trình lão thính đang diễn ra rất nhanh.
- Không nên tùy tiện lấy ráy tai ở các nơi không đảm bảo vệ sinh cũng như không được kiểm duyệt, cấp phép, nếu có ráy tai thì hãy đến bệnh viện, ở đó sẽ cho chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, họ sẽ lấy ra cho bạn và khám cho bạn luôn.
Máy trợ thính hoạt động như thế nào?
[content-egg module=Youtube template=custom/simple]
Kết lại
Máy trợ thính là thiết bị trợ thính cho bạn, không thể làm cho tai bạn nghe được 100% như tai thật được bởi nó là “trợ thính” thôi. Tuy nhiên khi sử dụng máy trợ thính thì có rất nhiều lợi ích như giảm đau đầu, ù tai, giúp hòa nhập cộng đồng hơn, vui vẻ hơn và quan trọng hơn là đối với người bị nghe kém thì đeo máy trợ thính sẽ tăng khả năng bảo vệ mức độ thính lực của bạn hơn so với việc không sử dụng máy trợ thính.
Còn bạn, bạn đã lựa chọn được dòng máy nào phù hợp cho bạn hoặc người thân bị nghe kém thì hãy bình luận vào bên dưới để mọi người cùng trao đổi nhé!
Hy vọng bài viết giúp bạn trả lời được câu hỏi máy trợ thính loại nào tốt và một số kiến thức khi đi tìm mua máy trợ thính.