NỘI DUNG
Chuyển hosting là việc cần thiết khi mà bạn đã và đang chán với việc host cũ chậm, hoặc do đứt cáp, mà mỗi lần đứt cáp thì sửa rất lâu, có khi cả tháng mà mạng vẫn chập chờn.
Không chỉ gây khó chịu cho bạn mà còn ảnh hưởng đến công việc, bị mất người dùng dẫn đến mất khách hàng.
Và nếu là người mới thì việc chuyển host cần phải làm một cách cẩn thận và nhanh chóng để không bị ảnh hưởng đến traffic, hoangclick cũng đã ở trong tình trạng đó, và muốn chia sẻ cho bạn cách chuyển hosting trên nền tảng Wordpress.org nhanh chóng – an toàn và dễ dàng nhé.
Các bước chuyển hosting cơ bản
Các bước chuyển hosting cơ bản như sau:
- Backup lại toàn bộ Database và Sourcode của web cũ
- Tải File backup sourcode lên Host mới
- Tải file Database lên host mới
- Vào sửa lại tên Database, User, Password trong file wp-config
- Update lại DNS theo DNS của host mới là xong.
Chuẩn bị gì khi chuyển host
Các thứ bạn cần chuẩn bị:
- File Backup của web trên host cũ
- Đăng ký host mới: có thể là trong nước hoặc của nhà cung cấp nước ngoài.
Nên chuyển host vào giờ nào?
Điều này không quan trọng nếu web bạn đang là web mới, tiện giờ nào thì chuyển thôi.
Nếu bạn đã có sẵn một lượng truy cập rồi thì khung giờ chuyển host nên là từ 0h đến 4h sáng, vì đây là giờ ít truy cập nhất nếu khách hàng ở VN, cái này tùy bạn nhé.
Các bước thực hiện
Các bước chuyển hosting cho Wordpress:
Bước 1: Backup
- Backup Sourcode và Media
Bạn vào cPanel trên hosting cũ, rồi vào File Manager trên đó.
Tìm đến thư mục “public_html“, chọn “Select all“, sau đó chọn “Compress” để nén
Chọn “Zip archive” và kéo xuống dưới để đặt tên cho File Backup này và chọn “Compress Files“
Sau đó chờ một lúc, tùy vào dung lượng host nặng hay nhẹ mà thời gian chờ sẽ lâu hoặc nhanh,
Sau khi nó chạy xong thì bạn tải File backup đã tạo ở trên về máy.
Backup Database
Bạn vào cPanel, đến mục quản lý Database và chọn vào “phpMyAdmin“
Ở đây sẽ hiện ra danh sách các bảng database của web của bạn, số lượng bảng sẽ tương ứng với số web bạn có.
Bạn chọn vào bảng Database cần tải về và chọn vào “Export:
Cứ để nguyên như mặc định và chọn “Go“
Sau đó nó sẽ tự động tải về, bạn bỏ chung thằng này với thằng trên kia vào cùng một thư mục cho dễ tìm dễ quản lý nhé.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành bước backup, bước này là bước cực kỳ quan trọng, giờ thì bạn thích chuyển nhà đi đâu cũng được.
Và backup website là điều cần thiết ngay cả khi bạn đang sử dụng dịch vụ bình thường, cứ backup theo ngày, theo tuần, theo tháng tùy theo website của bạn nhé.
Mặc dù các hosting hay VPS hiện giờ đã có nhiều loại backup tự động nhưng tốt nhất bạn cứ backup thủ công cho chắc ăn nhé, với hoangclick thì chỉ backup 1 lần/tháng là đủ rồi.
Bước 2: Tải file Backup lên host mới
Bạn đăng nhập vào cPanel mới, tìm đến “File Manager“, vào thư mục “public_html“
Tải File backup 1 (là file backup từ File Manager ở host cũ) lên và giải nén nó ra.
Sau đó xóa cái file backup.zip này đi cho nhẹ host.
Sau đó quay ra cPanel, để web hoạt động được thì phải có Database.
Tiếp theo là chúng ta tạo một Database mới cho web bằng cách:
Đến phần DATABASE, chọn vào MySQL Databases
Đến bước này, bạn đặt tên database ở mục Create New Database
Đặt tên: viết liền, viết thường bạn nhé, càng ngắn gọn càng tốt
sau đó chọn vào nút Create Database
Sau đó chọn vào “go back” để quay lại màn hình trước đó, rồi tạo một user/pass mới dưới cái Database vừa tạo ở trên
Cách đặt tên:
- User: nên trùng với tên database
- pass: đặt càng dài càng khó càng tốt (lưu lại cái pass này để sau chèn vào code nhé bạn)
Đặt tên với pass xong, bạn chọn vào “Create user“
sau đó chọn “Go back” để quay trở lại màn hình.
Bước tiếp: Chúng ta gán User mới tạo đó vào Database mới ở trên
Kéo xuống phần Add User to Database, chọn User vừa tạo và ấn nút Addd
Sau đó tích vào “All Privileges” và chọn “Make Change“
Tích vào All Privileges là để trao toàn bộ quyền quản lý dữ liệu cho user này.
Bước tiếp: vào lại cPanel
Đi đến đoạn DATABASES và chọn “phpMyAdmin“
Tích vào cái database mà chúng ta mới tạo rồi chọn Import, tải file Database mà chúng ta đã tải về trước đó rồi đợi nó chạy xong là hoàn thành khâu import database vào database mới.
Bước tiếp: Sửa file wp-config
Chúng ta sửa gì trong file này? trong này chúng ta sẽ chỉ sửa lại 3 tham số: tên_database/user/pass sao cho trùng với thông số database mà chúng ta đã tạo mới ở trên
Bạn vào cPanel -> đi đến File Manager -> vào thư mục public_html -> tìm đến file wp-config, chuột phải vào nó và chọn Edit, rồi edit như hình dưới:
Sau khi sửa xong, bạn nhấn vào Save Changes
Gần xong rồi đó, nhìn có vẻ dài nhưng khi làm thì nhanh lắm, còn một bước cuối cùng nữa đó là cập nhật lại địa chỉ nhà vào tên miền.
Bạn vào nơi đã đăng ký tên miền như NameSilo hay Godady hay nơi nào mà bạn đã đăng ký tên miền rồi vào cập nhật lại name server cho host mới là xong.
OK, vậy là mình đã hướng dẫn bạn chuyển host xong, nếu ngon lành thì sẽ ok sau khoảng 5 phút để DNS cập nhật lại IP của host.
Khoan, nếu không may gặp phải lỗi sau khi chuyển host thì làm thế nào, hoangclick sẽ tổng hợp lại các lỗi thường gặp nhất khi chuyển host nhé.
Các lỗi thường gặp khi chuyển host
Các lỗi thường gặp khi chuyển host
Lỗi mất SSL
Đây là lỗi phổ biến thường gặp nhất, bạn chuyển sang host mới thì nếu bạn đang sử dụng Let’s Encryp SSL miễn phí ở đó thì cũng bị mất.
Nếu host mới miễn phí SSL thì bạn kích hoạt lại SSL bằng cách:
Vào cPanel vào phần SSL/TLS Status và chọn domain muốn kích hoạt Let’s Encryp SSL miễn phí, và chọn Run AutoSSL
Vậy là xong phần SSL, website bạn giờ đã có SSL.
Và sau đó như hình dưới là bạn đã cài đặt SSL thành công cho web, tăng độ trust, an toàn và bảo mật hơn, tốt cho seo hơn với https (có hình ổ khóa)
Nào thử vào trang chủ nào: -> ngon lành! awesome,
thử vào một bài viết nào, OOP! WTF? Lỗi gì nữa đây???
Lỗi 404 trang con trong Wordpress
Nguyên nhân: thường gặp sau khi chuyển hosting
Khắc phục:
Cách 1: Vào quản trị website ở wordpress, vào setting, vào phần Đường dẫn tĩnh, chọn save lại một lần nữa
Nếu ok thì đã xong, nếu chưa OK, chuyển sang cách 2
Cách 2: Chỉnh sửa hoặc thêm file .htaccess nếu chưa có file này trên host
Bạn vào cPanel, vào thư mục root (public_html) và vào phần setting ở góc trên bên phải,
chọn “Show Hide file” và chọn “Save“.
- Nếu tìm thấy file .htaccess thì thêm đoạn code dưới đây vào và lưu lại
# BEGIN WordPress
<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
</IfModule>
# END WordPress
- Nếu bạn không tìm thấy file .htaccess thì tạo mới file với định dạng .txt và copy đoạn code trên và lưu lại
Chú ý: nếu bạn có nhiều site trong một host thì dùng đoạn code sau:
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ - [L]
# add a trailing slash to /wp-admin
RewriteRule ^([_0-9a-zA-Z-]+/)?wp-admin$ $1wp-admin/ [R=301,L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} -f [OR]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} -d
RewriteRule ^ - [L]
RewriteRule ^([_0-9a-zA-Z-]+/)?(wp-(content|admin|includes).*) $2 [L]
RewriteRule ^([_0-9a-zA-Z-]+/)?(.*\.php)$ $2 [L]
RewriteRule . index.php [L]
Bạn quay ra vào lại web và clear cache xem ok chưa nhé.
Chúc bạn thành công.
Chuyển hosting thật đơn giản phải không nào
Trên đây là bài hướng dẫn chuyển hosting cho Wordpress từ host này qua host khác, còn nếu bạn sử dụng VPS hay chuyển từ host sang VPS thì mình sẽ có bài hướng dẫn sau nhé.
Mình cũng có một vài web đang sử dụng dịch vụ của Vultr, về cơ bản thì các bước chuyển cũng giống nhau cả thôi, với VPS thì sử dụng dòng lệnh nhiều nên nhiều bạn thấy khó thôi, chứ nếu dùng một phần mêm quản trị VPS tốt thì việc backup dễ dàng hơn và bảo mật còn tốt hơn hosting.