[Chia sẻ] – Kinh nghiệm đi xe côn tay cho người mới một cách dễ dàng

Việc chạy xe côn tay tuy hơi khó với người mới nhưng trải nghiệm mang lại thì rất thú vị, đỏi hỏi phải có thời gian làm quen thì sẽ thành thục. Chỉ cần bóp côn vào số, nhả côn từ từ rồi đồng thời nhích nhẹ tay ga thì Bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được nó và đôi khi lại “nghiện” đi xe côn tay hơn là xe ga hay xe số.

Vì thế cho người mới bắt đầu thì mình sẽ tổng hợp lại các kiến thức và kinh nghiệm chạy xe côn tay để bạn nắm rõ lý thuyết trước khi thực hành nhé.

Nguyên lý hoạt động của xe côn tay

Xe côn tay Yamaha xsr 700

Xe côn tay là gì

Xe côn tay là dòng xe máy có bộ ly hợp và người lái phải bóp côn để ngắt bộ truyền động với hộp số để vào số, tay côn thường nằm ở vị trí bên tay trái tay lái.

Thông thường đa số các dòng xe phân khối lớn (PKL) là xe côn tay, một số ít xe PKL là xe ga.

Cấu tạo côn xe máy

cấu tạo bộ ly hợp côn xe máy

Cấu tạo bộ ly hợp côn xe máy

Phần 1: Kết nối giữa trục khuỷu và trục truyền động động cơ là nhông hú và các lá bố, bên ngoài là vỏ nồi

  • Trục khuỷu là một bánh răng xoáy nhỏ, bộ ly hợp to tròn hơn trục khuỷu,

Phần 2: Là các đế nồi, lá bố và lá thép kết nối với trục truyền động của hộp số xe máy

  • Trục khuỷu liên kết với bộ ly hợp, bộ ly hợp liên kết với đế nhôm thông qua bộ lá bố và lá sắt nằm xen kẽ nhau. Đế nhôm liên kết với trục khuỷu động của hộp số. Trục khuỷu động của hộp số sẽ truyền động ra bánh xe.

Phần 3: Có nhiệm vụ kết nối đế nồi và các lá bố, lá thép lại với nhau, phần này có mâm ép và các lò xo nồi.

  • cấu tạo bộ truyền dộng xe cônKhi xe chuyển động thì bốn lò xo nồi trên đế nhôm có tác động lên bộ lá bố và lá sắt làm cho lá bố và lá sắt áp chặt lại với nhau để tạo ma sát để truyền chuyển động từ trục khuỷu sang hộp số
  • Khi ta bóp côn thì bộ ly hợp này sẽ giãn ra, đế nồi được đẩy từ trong ra ngoài, các lá sắt và lá bố tách ra, truyền động từ động cơ tới hộp số sẽ được ngắt tạm thời, và chúng ta có thể vào số một cách êm ái.
  • Khi động cơ hoạt động và ta nhả tay côn thì lúc này lực từ trục khuỷu sẽ truyền đến nhông hú qua bánh răng thứ cấp và làm cho nhông hú quay, khi nhông hú quay sẽ làm cho các lá bố quay theo do nó được kết nối với các ngàm bên ngoài, do lực của lò xo nồi ép lá bố và lá thép ép chặt vào với nhau tạo thành một khối và các lá bố quay và phần đế nồi truyền động cơ sang trục truyền động của hộp số và xe sẽ trôi đi, còn khi thả hết côn thì nồi sẽ khép lại và truyền động cho xe chạy về phía trước.
  • Khi muốn sang số và dừng xe thì bóp côn và khi bóp côn thì ta sẽ thấy đế nồi được đẩy trừ trong ra ngoài, khi bóp côn thì tạo áp lực thắng lực đẩy của bốn lò xo để bộ lá bố và lá sắt tách nhau ra.
  • Các bộ phận được kết nối như sau: bộ phận nhông hú sẽ được kết nối với trục khuỷu của động cơ qua bánh răng thứ cấp, đế nồi nằm phía trong nhông hú, sau đó là lá bố, phía trên có những bố, ngàm khớp với cạnh ngoài của nhông hú.
  • Lá bố và lá thép được xếp xen kẽ với nhau và ăn khớp với bánh răng phía trong đế nồi, cuối cùng mâm ép đặt lên cùng và được cố định với đế nồi qua ốc và lò xo nồi.

Nguyên lý hoạt động của xe côn

nguyên lý hoạt động xe côn tay

 

  • Bộ ly hợp xe motor nằm giữa động cơ xe và hộp số, côn xe có tác dụng tách động cơ ra khỏi hệ truyền lực hoặc cần số và còn giúp trục khuỷu động cơ nối êm dịu với trục hộp số khi xe bắt đầu di chuyển.
  • Côn xe máy hoạt động tuân theo nguyên tắc lực ly tâm, tức là khi tốc độ càng cao thì lực ép lên lá sắt cũng lớn hơn, mát sát trượt ít hơn giúp xe vận hành khỏe hơn.
  • Với quá trình ngắt truyền động từ động cơ tới hộp số, khi chúng ta bóp côn, phần mêm ép sẽ đẩy ra ngoài, các lá thép và lá bố tách ra, truyền động từ động cơ đến hộp số sẽ được cắt tạm thời và chúng ta có thể vào số.
  • Với chức năng truyền động từ động cơ xuống hộp số, khi chúng ta nhả côn trong lúc động cơ đang hoạt động, lực từ trục khuỷu sẽ truyền đến nhông hú qua nhông thứ cấp làm nhông hú quay
  • Khi đó lá bố và lá sắt cũng quay theo do chúng được nối với ngàm của đế nồi, lực nén lò xo làm ép chặt lá bố với lá sắt để tạo thành một khối. Khi đó đế nồi sẽ quay và truyền lực từ động cơ sang cho trục truyền động của hộp số, bánh xe cũng được quay thông qua trục thứ cấp.

Cách chạy xe côn tay đúng bài

cách chạy xe côn

Làm quen với hộp số xe côn

  • Xe côn thường có 5 đến 6 số và thứ tự các số là:  1 – N – 2 – 3 – 4 – 5 – 6
  • Để vào số 1: bóp côn, dẫm xuống, thả côn ra từ từ cho xe trôi đi rồi nhích nhẹ tay ga để xe chuyển động rồi mới thả côn, số 1 nên đi ở tốc độ chậm từ 5 đến 10km/h. nếu thấy máy ghì thì chuẩn bị vào số 2
  • Để vào số 2: hạ ga, bóp côn, móc ngược chân côn lên trên rồi thả côn từ từ và nhích nhẹ tay ga, số 2 đi từ 10-20km/h, từ số 2 trở đi nếu chạy nhanh thì có thể thả côn nhanh và lên ga luôn, thường thì sau khi chạy quen ta sẽ làm bước này thành thục mà không cần phải nhả côn từ từ nữa.
  • Để vào số 3: hạ ga, bóp côn, móc ngược chân côn lên trên rồi thả côn ra từ từ và vặn ga dần lên
  • Từ số 4 đến số 5, số 6 đi tương tự như số 2 số 3.

Cách về số xe côn 

  • Từ số 6 về số 5: giảm ga, bóp côn -> giẫm mạnh chân côn xuống rồi thả côn ra từ từ
  • Từ số 5 về 4, và về đến 2 cũng tương tự.

Có một lưu ý mà anh em mới thường nhầm thao tác với số 0 và số 2 đó là: 

  • Đang ở số 0 (số N): thông thường đạp xuống sẽ lên số 1, nhưng nếu ta móc mạnh thì sẽ lên số 2 luôn, điều này nhiều người còn bỡ ngỡ và hay bị lộn
  • Đang ở số 2: bình thường nếu móc mạnh thì sẽ lên số 3, nhưng nếu lúc đó lỡ móc nhẹ thì rất dễ về số 0, trường hợp này khiến cho một số người mới hay bị bỡ ngờ khi dừng đèn đỏ. Mình thấy nó khá thú vị, mặc dù lúc đầu hơi tức.
  • Trên xe côn tay không có chu kỳ số vòng tròn, tức là nếu xe số thì bạn đi số bốn thì bạn đạp thêm phát nữa là về số 0, nhưng trên xe côn không làm được như thế, khi bạn đi số 6 rồi thì muốn về số 0 thì phải giảm ngược lại từ số 5, rồi về 4 và dần về 0.
  • Từ số 1 muốn về 0 thì chỉ việc móc nhẹ.

Các nguyên tắc cần lưu ý: 

  • Nhả Côn – Lên Ga đồng thời
  • Bóp côn nhanh, nhả ra từ từ: khi bóp côn để chuyển số thì nên làm nhanh và dứt khoát, nhưng khi nhả côn thì nhả từ từ, điều này sẽ giúp xe không bị giật, bốc đầu hay chết máy
  • Vận tốc nào thì số đó:

+ Từ 0-10km/h thì đi số 1

+ Từ 10-30km/h thì đi số 2

+ Từ 30-50km/h thì đi số 3, từ 50-80km/h thì đi số 4

+ Trên 80km/h thì đi số 5, số 6

  • Chuẩn bị dừng xe, bóp côn để xe không chết máy rồi mới tắt máy, tuyệt đối không được để xe chết máy thì sẽ rất hại xe

Mẹo làm quen côn: mục đích là để bạn cảm nhận và xác định được điểm chết máy để ta dừng lại ở đó cho những lần sau.

Bạn đề nổ, vào số 1, nhưng không vặn ga. từ từ nhả côn cho xe bắt đầu di chuyển, có thể nhả côn cho đến xe bị chết máy và nhớ vị trí này để lần sau cảm nhận rõ hơn điểm bắt côn.

Để từ đó từ lần sau trở đi khi ta vào số thì ta bóp côn để vào số rồi thả côn gần đến điểm đó thì tăng ga cho xe chạy.

Xử lý các tình huống khi chạy xe côn tay

Khi lên dốc

Khó khăn với nhiều người mới chạy xe côn tay là lên dốc, lên gờ, lên dốc hầm chung cư …

Cách lên dốc với xe côn

Nguyên tắc khi lên dốc với xe côn là: thả côn từ từ và mớm ga nhiều hơn bình thường một chút

  • Cách lên gờ: Về số 1, thả côn nhẹ và ga mạnh chút, khi lên gờ thì bóp côn bóp phanh cùng lúc
  • Cách lên dốc: với việc lên dốc siêu thị hay chung cư thì khi này chạy rất chậm nên ta chỉ đi số 1 hoặc số 2, tốt nhất là số 1 nếu mới lên dốc. Lúc này cũng thao tác tương tự khi xe chạy vào số 1 nhưng lúc này ga mạnh lên một chút. Có nghĩa là thả côn ra chậm chậm và ga mạnh hơn so với trên đường bằng một chút cho xe trồi lên.
  • Trường hợp lên dốc chung cư, siêu thị mà bị chết máy thì cách xử lý như sau: bóp phanh trước và phanh sau, đề máy lên ga mạnh một chút và thả côn chậm chậm. Trường hợp dừng xe này giống như bài thi khởi hành ngang dốc của phần thi sát hạch lái xe ô tô.

Khi xuống dốc

  • Xuống dốc hay đổ đèo thì tuyệt đối không nên âm côn, mà về số thấp (số 1 và số 2), nếu dốc quá như ở các hàm chung cư thì rà phanh chút xíu. Rất nhiều người âm côn để cho xe chạy mượt nhưng lại rất nguy hiểm

Khi vào cua

  • Nếu cua với tốc độ 20km trở lên thì không cần phải bóp côn
  • Nếu cua góc hẹp và tốc độ thấp thì phải bóp côn nhẹ để tránh chết máy, xong khi thoát cua và đi thẳng thì nhả côn ra từ từ cho xe tăng tốc.

Khi dừng đèn đỏ

  • Với xe côn khi chuẩn bị đến đèn đỏ thì ta vào số thấp, không cắt côn, rà phanh và dừng hẳn thì bóp côn để tránh chết máy, khi chuẩn bị hết đèn đỏ (còn 1 đến 2 giây) thì thả côn ra từ từ và lên ga cho xe tăng tốc.

Các sai lầm khi chạy xe côn tay

Âm côn và rà côn

  • Âm côn là gì? âm côn là hành động bóp hết côn tay và thả cho xe tự trôi đi mà không dùng ga
  • Và rất nhiều người sẽ thắc mắc rằng âm côn có tốt không, có hại cho xe không, thì thực sự hành động này gặp phải rất nhiều tranh cãi trên các cộng đồng xe côn tay hay xe PKL. Theo quan điểm cá nhân của mình thì tùy vào từng trường hợp, có thể là có hại nhưng cũng có điểm lợi.
  • Lợi là khi âm côn, xe sẽ tự trôi đi và đỡ tốn nhiên liệu hơn, đi êm hơn, không bị gầm gừ máy.
  • Hại là khi anh em xuống dốc, khi âm côn thì xe sẽ không có độ ghì máy, khiến cho tốc độ cao hơn, không bám đường hơn, và lỡ như nếu gặp một trường hợp khẩn cấp khi anh em buông côn ra gấp thì nó cũng sẽ bị giật và gây nguy hiểm
  • Vì vậy nên linh hoạt áp dụng việc âm côn đúng lúc, đúng thời điểm chứ không phải là cứ âm côn sẽ gây tác hại xấu cho xe, nhanh làm hỏng xe.

Tiếp đến là vấn đề rà côn. 

  • Những người rà côn nhiều nhất có lẽ là những người mới đi xe côn tay, mới tập chạy xe côn tay, nếu như ở trên mình nói khi buông côn thì buông từ từ, đó là khi mới làm quen thôi.

Có nên rà côn không? Câu trả lời là không nên rà côn nhé anh em, một là bóp hết côn, thả ra thì thả cho hết dứt khoát và không rà rà vì lâu ngày sẽ làm hại bộ nồi, lá thép.

  • Tuyệt đối không vừa rà côn vừa lên ga, vì khi làm như thế thì côn trang ở trạng thái lưng lửng, lá thép và lá bố ở trạng thái lỏng lẻo không ép chặt mà cũng không buông lỏng, lá bố và lá sắt sẽ ma sát nhiều với nhau, như vậy thì phần bố trên lá bố sẽ bị mài mòn nhanh hơn, khiến cho việc tăng ga làm nhanh hỏng bộ phận này hơn.
  • Nếu vặn ga mà xe hú, xe không đi, xe bị ì hoặc xe yếu đi thì lý do là chạy xe quá lâu bị chai bố nồi hoặc nếu xe mới mua thì bố nồi bị chai do rà côn, khiễn cho xe nóng hơn và tốn xăng hơn.

Xe côn tay thường bị các lỗi

Cũng như xe ga hay xe số thì xe côn tay cũng bị hỏng theo thời gian và quá trình sử dụng, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy xe máy bị hỏng côn

+ Xe chạy ì, gia tốc kém khi phải trở nặng

+ Vào số khó, hay bị kẹt do búa côn ngắt không dứt khoát trong lúc giảm ga

+ Chạy tốn xăng hơn bình thường

+ Có tiếng hú lạ do bánh răng ăn khớp giữa côn trước và côn sau rơi gãy, va đập

+ Khi tăng, giảm số có sự cố giật mạnh, cần có vòng tua lớn khi chuyển bánh.

Những nguyên nhân gây hỏng côn

+ Không thay nhớt định kỳ, lâu không thay nhớ khiến xe bị đọng nhiều cặn bụi

+ Xe tải trọng quá nặng khiến côn phải hoạt động hết công suất

+ Chuyển sai số khi chạy,

+ Không vào đúng số khi lên dốc

+ Không bảo dưỡng, bôi mỡ trơn cho các bộ phận bên trong khiến cho các bộ phận của động cơ ma sát kém.

Hỏng lá bố:

  • Xe côn sau một thời gian sử dụng thì lá bố sẽ bị mòn và không còn tác dụng như lúc đầu.
  • Lò xo cũng bị nhão

từ những nguyên nhân đó, ta có một số lưu ý để sử dụng và bảo quản xe côn tay tốt như:

  • Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ theo xe, mỗi xe có một giới hạn km bảo dưỡng, kể cả xe từ hãng cho đến các dòng xe phân khối lớn, chẳng hạn như Ducati có chu kỳ Desmo cho từng km.
  • Vào số phù hợp với tốc độ
  • Không tăng tốc độ đột ngột khi côn chưa thả hết.
  • Khi giảm tốc thì nên phanh trước côn sau, khi nào tốc độ chậm cảm giác xe giật giật thì mới bóp côn để tránh chết máy.

Ưu điểm và nhược điểm của xe côn tay

Vậy có nên sử dụng xe côn tay?

Việc này tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng, nếu muốn có trải nghiệm chân thực nhất với xe, thích đi phượt, đi các địa hình đèo núi hay dốc lên dốc xuống thì xe côn tay là lựa chọn hợp lý

Nếu bạn không muốn thao tác nhiều, thích sự đơn giản, chỉ đi trong phố mà hay bị tắc đường, đi chậm thì xe côn tay không phải là lựa chọn tốt.

Nhưng dù đi địa hình nào đi nữa, điều quan trọng vẫn là sở thích, chỉ cần chúng ta thích thì đi xe nào cũng được, miễn là chạy được.

Ưu điểm:
  • Di chuyển linh hoạt
  • Ngầu hơn xe số, xe ga
  • Tiết kiệm xăng
  • Mạnh mẽ, nhanh và bốc
  • Cảm giác xe tốt
  • Cân bằng hai tay

Nhược điểm:
  • Cảm giác mệt mỏi khi đường đông, tắc đường
  • Khó lái với người mới
  • Cần phải dùng cả hai tay
  • Không phù hợp với nữ

Chúng tôi rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của bạn

Để lại lời nhắn


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

hoangclick
Logo